Hằng ngày chúng ta thường bắt gặp nhiều câu trong đó có nghĩa đen và nghĩa bóng. Vậy nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì? Chúng có ý nghĩa và tác dụng gì trong câu nói? Để giải đáp được những thắc mắc này mời bạn theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé.
Nghĩa đen là gì? Nghĩa đen là nghĩa đơn giản hay nghĩa gốc được thể hiện qua một từ hay cụm từ nào đó. Nói dễ hiểu hơn thì đây là nghĩa ban đầu của từ hoặc câu đó muốn thể hiện để người đọc hoặc người nghe có thể hiểu được ý nghĩa của nó.
Nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì?
Nghĩa đen và nghĩa bóng là hai cụm từ luôn gắn liền với nhau. Khi bạn nghe hoặc đọc một câu văn nào đó nó không chỉ chứa một ý nghĩa mà nó lại mang những hàm nghĩa khác nhau. Chính vì thế mà nghĩa đen và nghĩa bóng đã trở thành một nghệ thuật trong ngôn ngữ Tiếng Việt. Sau đây mình sẽ giải thích rõ hơn về ý nghĩa của 2 cụm từ này:
– Nghĩa đen là gì? Nghĩa đen ở đây là nghĩa gốc hoặc nghĩa chính của một từ hay một câu nào đó. Hoặc nói cách khác thì thì nghĩa đen là nghĩa ban đầu của từ, câu đó muốn thể hiện. Thông thường khi đọc hoặc nghe đến từ hay câu nào đó thì trước tiên người ta sẽ nghĩ đến nghĩa gốc của nó trước, sau đó mới nghĩ đến nghĩa bóng sâu xa hơn ở phía sau.
– Nghĩa bóng là gì? Nghĩa của nghĩa bóng thường được suy ra từ nghĩa đen của một từ hay câu nào đó và nó còn gọi là ẩn ý đằng sau của nghĩa đen. Thông thường để tìm ra nghĩa bóng chính xác thì bạn phải đặt một từ hoặc một câu vào trong một hoàn cảnh cụ thể. Tuy là cùng một từ nhưng khi được kết hợp và đặt trong những ngữ cảnh hoàn toàn khác nhau thì chúng ta sẽ hiểu nó theo nhiều dạng nghĩa khác nhau.
Vì vậy, để hiểu chính xác ý nghĩa đằng sau của nghĩa đen thì đòi hỏi bạn phải kiến thức về từ vựng và ngữ nghĩa của Tiếng Việt. Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong suy xét và ngữ cảnh của từ hoặc câu của nghĩa đen sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được ý nghĩa của nghĩa bóng.

Ví dụ về nghĩa đen là nghĩa bóng
Để hiểu rõ nghĩa đen và nghĩa bóng thì chúng ta sẽ phân tích câu tục ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” sẽ có những ý nghĩa như sau:
– Từ “mực” theo nghĩa đen có nghĩa là loại nước màu đen dùng để bơm vào bút máy để phục vụ cho việc viết chữ. Còn “đèn” là dụng cụ dùng để thắp sáng, chiếu sáng giúp bạn có thể nhìn thấy được trong bóng tối. Như vậy nghĩa đen của câu này là nếu không may bị mực dây vào người thì sẽ có màu đen của mực, còn khi ngồi gần bóng đèn thì sẽ được ánh đèn chiếu sáng.
– Theo nghĩa bóng trái ngược với nghĩa đen thì “mực” ở đây là đang nói về những điều xấu, không tốt. Nhưng còn từ “đèn” thì lại ám chỉ những điều tốt đẹp. Cho nên nghĩa bóng của câu tục ngữ này có nghĩa là nếu bạn ở gần môi trường xấu sẽ bị ảnh hưởng, còn ở gần môi trường tốt thì bản thân cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Hiện tượng từ có nhiều nghĩa là gì?
Hiện tượng nhiều nghĩa là một từ có thể có nhiều nghĩa và nó được chuyển từ một nghĩa gốc. Tuy nhiên, một từ cũng không hẳn là phải có nhiều nghĩa. Trong đó, những từ nào có thể gọi tên sự vật, hiện tượng và cũng có thể biểu thị ra nhiều khái niệm khác nhau cho nên nó cũng sẽ được xem là từ nhiều nghĩa.
Ví dụ:
– “Tủ lạnh” là một thiết bị chạy bằng điện và nó có tác dụng chính là giúp bảo quản thực phẩm và làm đá. Trong đó, từ “tủ lạnh” này không có nghĩa nào khác để hiển thị nữa mà chỉ có một nghĩa gốc.
– “Miệng” là dùng để chỉ một bộ phận trên khuôn mặt của con người. Nhưng nó cũng có thể đang nói đến nhiều nghĩa khác nhau như “miệng giếng”, “miệng cống”….
– “Miệng để ăn” cụm từ này dùng để chỉ một bộ phận giống nhau trên khuôn mặt mỗi người. Tuy nhiên, nó còn có hàm nghĩa khác là đang nói về khoản chi tiêu trong một gia đình.
Thông thường, trong các câu ca dao hay tục ngữ thường xuất hiện nhiều câu có cả nghĩa đen với nghĩa bóng. Nhưng để phân biệt hai nghĩa này thì bạn cần phải đặt chúng trong một tình huống cụ thể. Khi đó bạn mới có thể phân tích để hiểu được ý nghĩa sâu xa mà nó muốn nói đến.
Vì vậy, đối với hiện tượng nhiều nghĩa thì sẽ có một nghĩa gốc rồi phát triển thêm nhiều nghĩa khác nhau và tùy thuộc vào tình huống mà chúng ta có thể hiểu chúng. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh mà ý nghĩa của chúng sẽ không bị thay đổi.

Nghĩa đen và nghĩa bóng trong ca dao, tục ngữ
Đối với những câu ca dao, tục ngữ thường sẽ xuất hiện với hai lớp nghĩa khác nhau. Trong đó, nghĩa nổi trên bề mặt câu là lớp nghĩa gốc và được gọi là nghĩa đen của câu. Nhưng sau lớp nghĩa đen sẽ là một ẩn ý khác và ý nghĩa của nó chính là lớp nghĩa bóng. Việc sử dụng cả hai nghĩa đen và bóng sẽ làm tăng thêm biểu cảm của câu văn. Sau đây là một số lời khuyên từ ông bà xưa để lại:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
– Theo nghĩa đen: “ăn” ở đây là hoạt động nhai thức ăn của miệng. Còn “trồng” ở đây là hành động gieo hạt hoặc cắm cây xuống đất để nó sinh sôi, phát triển cho ra “quả” rồi “ăn”. “Nhớ kẻ trồng cây” nghĩa là sau khi ăn xong thì bạn phải nhớ đến người đã trồng ra cây này.
– Theo nghĩa bóng: “ăn” ở đây có nghĩa là hưởng thụ, “quả” ở đây là thành quả. Cả câu này có nghĩa là khi chúng ta hưởng thụ thành quả thì phải ghi nhớ và biết ơn tới những người đã tạo ra thành quả đó.
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
– Theo nghĩa đen: “Sắt” ở đây là nói đến loại vật liệu thô và nặng. Còn “kim” ở đây là loại vật dụng nhỏ dùng để may mặc, khâu vá. Vì vậy cả câu ca dao này theo nghĩa đen là bạn bỏ ra công sức của mình để mài sắt cho nó nhỏ lại thành một cây kim.
– Theo nghĩa bóng: Câu này đang nói đến ý chí sắt đá, chỉ người luôn chăm chỉ, miệt mài làm việc gì đó không biết bỏ cuộc cho đến khi thành công vượt qua.
“Đừng thấy sóng cả mà ngã tay chèo”
– Theo nghĩa đen: “sóng” ở đây đang ám chỉ những gợn sóng biển dâng lên đánh vào bờ. Còn “tay chèo” là một dụng cụ dùng để chèo thuyền, lái thuyền di chuyển trên nước. Vì vậy câu ca dao này theo nghĩa đen là đang nói đến ý chỉ của con người đừng thấy sóng lớn mà sợ hãi buông tay chèo ra làm thuyền lật.
– Theo nghĩa bóng:”sóng” ở đây là những thử thách lớn lao trong cuộc sống và “tay chèo” là cách thức mà mình phải đối mặt với nó để bước qua. Vì vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên bạn cần phải có chí lớn để đương đầu với mọi gian nan, khó khăn trong cuộc sống, đừng vì chán nản mà buông bỏ giữa chừng.

Qua bài biết trên chắc bạn cũng đã giải đáp được thắc mắc nghĩa đen là gì và nghĩa bóng là gì rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin mà mình đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu được những ý nghĩa sâu xa hơn về Tiếng Việt và áp dụng nó trong cuộc sống để đạt được những thành công mà mình muốn nhé.